Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

- "Xử lý dứt điểm nợ xấu"

Thảo luận trong 'Điểm Báo Hàng Ngày' bắt đầu bởi Piglazy, 14 Tháng một 2015.

  1. Piglazy

    Piglazy Thiếu Tá

    - "Xử lý dứt điểm nợ xấu". Ngay từ những ngày đầu năm 2015, Nghị quyết 01/2015/NQCP khẳng định quyết tâm đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo thông lệ quốc tế, nghĩa là dưới 3% tổng dư nợ tín dụng cho vay. Tính đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu cứ cho rằng hơn 5%, thì mục tiêu xử lý nốt khoảng 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu còn lại không phải quá khó khăn.


    Tuy vậy, vấn đề quan trọng là cần xử lý nốt những khoản nợ xấu còn lại, mà đó là những khoản nợ xấu khó xử lý hơn nhiều so với những khoản đã được xử lý trước đây. Mặt khác, cần kiểm soát tốt dư nợ tín dụng cho vay, không làm tăng thêm quy mô nợ xấu trong bối cảnh tổng tín dụng cho nền kinh tế năm 2014 đã tăng khoảng 14% và dự kiến tăng 13 đến 15% năm 2015. Đồng thời, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đã được thắt chặt hơn theo chuẩn mực quốc tế.

    Để xử lý dứt điểm nợ xấu trong năm 2015 thì Ngân hàng Nhà nước nói riêng, Chính phủ nói chung cần nỗ lực sử dụng hệ thống các công cụ đã được hình thành trong hơn hai năm qua, đặc biệt là hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với kế hoạch tiếp tục mua khoảng 100 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2015, sau khi đã mua được 123 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2014.

    Bên cạnh việc tăng tiềm lực tài chính cho VAMC thông qua bổ sung 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ vào cuối năm 2014, trọng tâm năm 2015 là tạo dựng và vận hành thị trường mua bán nợ thứ cấp, với trung tâm là VAMC đi đôi với hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, xác định rõ trách nhiệm của người đi vay và quyền hạn của chủ nợ, qua đó khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu. Quá trình xử lý nợ xấu không thể tách rời tiến trình cơ cấu lại hệ thống các NHTM, nên ngoài việc tăng cường thanh tra giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, cần kiên quyết xử lý vấn đề sở hữu chéo và cho vay doanh nghiệp "sân sau" của các tổ chức tín dụng.

    Nợ xấu có thể được xử lý dứt điểm trong năm 2015 hay không còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa xử lý nợ xấu với kết quả cơ cấu lại khu vực DNNN, trọng tâm là xử lý các nghĩa vụ nợ các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước trước, trong và sau quá trình đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa và thoái vốn ngoài ngành cũng như sự phục hồi của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Tóm lại, mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về ngưỡng 3% trong năm 2015 hoàn toàn có thể đạt được nếu quyết tâm được biến thành hành động cụ thể, đồng bộ, hợp lý, khoa học và kịp thời.

    Xem chi tiết:

    http://www.nhandan.org.vn/kinhte/tin-tuc/item/25325102-xu-ly-dut-diem-no-xau.html

Chia sẻ trang này