Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

Vị thuốc quý từ cây tiêu lốp

Thảo luận trong 'Điểm Báo Hàng Ngày' bắt đầu bởi ViRut, 14 Tháng ba 2015.

  1. ViRut

    ViRut Trung Tướng Staff Member

    Tiêu lốp (Long pepper). Các tên khác tại Việt Nam: Tiêu dài, tiêu thất, tiêu lá tim. Tên khoa học là Piper longum thuộc họ thực vật Piperaceae có lẽ đã đến Âu Châu trước tiêu đen (Black pepper) từ lâu. Tiêu lốp được đánh giá cao trong thời đế quốc La Mã và được định giá cao gấp ba lần hơn tiêu đen và vị của tiêu lốp, vừa cay vừa ngọt, rất thích hợp với các món ăn và khẩu vị La Mã.

    Ngày nay, tiêu lốp rất ít được biết đến và trở thành ít thông dụng. Tiêu lốp được xem như một vị thuốc hơn là một gia vị.

    1. Mô tả cây tiêu lốp

    Cây tiêu lốp thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò. Thân cành mang hoa, không lông, đứng thẳng, có thể cao 2-4 m. Lá mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, thuôn, dài khoảng 6-7.5 cm, rộng 3-5 cm. Gốc hình quả tim, hơi lệch một bên. Đầu lá nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Lá có 5-7 gân.

    Cụm hoa mọc thành bông. Hoa đơn tính. Hoa đực dài khoảng 3.5 cm, có trục nhẵn, lá bắc tròn, có 2 nhị. Hoa cái ngắn hơn, khoảng 1.5 cm, có cuống ngắn.

    Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập họp tạo thành, dài 1.5-3.5 cm, đường kính 0.3-0.5 cm, mặt ngoài màu đen hay nâu. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hay vết của cuống đã rụng. Quả mọng nhỏ, hình cầu. Hạt tròn hay gần như tròn cỡ 2-2,5 mm.

    [​IMG]

    Tiêu lốp là cây thuộc vùng nhiệt đới châu Á. Phân bố tự nhiên tại Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Nam Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây), Đông Nam Á (Việt-Miên-Lào), Thái, Mã Lai, Singapore, Phi. Tại Việt Nam, cây trồng tương đối phổ biến ở các tỉnh vùng cao nguyên trên toàn quốc.

    2. Dược tính từ cây tiêu lốp

    Tiêu lốp được dùng làm gia vị và làm thuốc trong dân gian, nên được cho là an toàn khi sử dụng với những số lượng vừa đủ. Tuy nhiên, do quả được ghi nhận là có hoạt tính ngừa thai khi thử trên thú vật nên tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.

    Piperine có những hoạt tính tương tác sinh học như can thiệp vào các hoạt động xúc tác sinh hóa của một số men (enzyme) trong cơ thể, ức chế men Arylhydrocarbon hydrolase (AHH) và UDP- glucoryltransferase nơi gan, nên có khả năng gây thay đổi sự hấp thu phenytoine và barbiturates trong cơ thể.

    Tiêu lốp có thể gây tăng hiệu ứng thuốc và tăng phản ứng phụ khi dùng chung với phenytoin (Dilantin), propranolol (Inderal), theophylline.

    Người Trung Quốc sử dụng Tiêu lốp để trị các chứng bụng lạnh, đau, nôn, buồn ói, tiêu chảy. Dược học cổ truyền Việt Nam dùng tiêu lốt để trị đau bụng, ‘lạnh’ bao tử, nôn-ói ra nước chua, sôi bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng sâu, kinh nguyệt không đều.

    3. Cách dùng tiêu lốp trong ẩm thực các nước

    Tiêu lốp được dùng khá thông dụng trong các món ăn Ấn Độ và Bắc Phi. Do sự khác biệt trong thành phần terpene nên tiêu đen không thay thế được tiêu lốp. Hương vị của tiêu lốp được xem là pha trộn giữa cay và ngọt. Tiêu lốp cay hơn tiêu đen nên người “ít ăn cay” nên thận trọng.

    Tại Bắc Phi, nơi các vùng Hồi giáo (Bắc và Đông Phi Châu), tiêu lốp đã được các nhà buôn Ả Rập đem đến và trở thành một gia vị thông dụng dùng trong nhiều món ăn truyền thống địa phương, nhất là Maroc và Ethiopia.

    Tại Maroc, tiêu lốp là một trong những gia vị tạo thành hỗn hợp “ras el hanout” dùng trong nhiều món ăn truyền thống.

    Tại Ethiopia, tiêu lốp quan trọng hơn, dùng trong các món thịt hầm (wat), như bò hầm (siga wat), gà hầm (doro wat). Tiêu lốp được pha trộn với tiêu đen, đậu khấu, đinh hương và nghệ. Hỗn hợp trộn Berbere của Ethiopia gần tương tự với marsala của Ấn Độ, được dùng để ướp các món ăn từ thịt trừu.

    [​IMG]

    Dân gian Việt Nam dùng tiêu lốp làm muối tiêu lốp, vừa là món ăn vừa là bài thuốc gia truyền, có vị rất thơm, cay nhẹ, có tính ấm, dễ tiêu, dùng tốt cho phụ nữ sau khi sinh và nuôi con nhỏ, người lớn tuổi, người ăn kiêng giảm cân, người ăn chay… Theo người xưa, tiêu lốp là bài thuốc gia truyền làm giảm bớt đau bụng.
  2. Tầm Sư

    Tầm Sư Trung Tướng

    30 lỗi giao thông khi đi xe máy và mức phạt bạn nên biết
    Để giúp các bạn trang bị đầy đủ kiến thức về luật an toàn giao thông, chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông khi đi xe máy thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ – đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/01/2014:
    [​IMG]


    1. Lỗi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

    2. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh: phạt từ 60.000 – 80.000 đồng.

    3. Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

    4. Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước: phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

    5. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

    6. Đi vào đường cao tốc không dành cho xe máy: phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.

    7. Lỗi điều khiển xe máy không có giấy đăng ký xe máy: người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng.

    8. Không mang theo Giấy phép lái xe. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.

    9. Không mang theo Giấy đăng ký xe. Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng.

    10. Lỗi điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

    11. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

    12. Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều: phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

    13. Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau, phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

    14. Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định, phạt từ 200.000 - 400.000 đồng.

    15. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h, phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

    16. Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

    17. Lỗi vượt đèn đỏ: phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.

    18. Lỗi vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ: phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

    19. Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

    20. Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

    21. Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

    22. Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây TNGT, phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.

    23. Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: phạt từ 100.00 - 200.000 đồng.

    24. Sử dụng chân chống, vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy: phạt từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.

    25. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.00 đồng.

    26. Điều khiển xe từ 175cm3 trở lên không có GPLX, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000. Đồng thời tịch thu GPLX không hợp lệ.

    27. Sử dụng Giấy đăng ký xe bị tẩy xóa; Không đúng số khung, số máy hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. Đồng thời tịch thu Giấy đăng ký không hợp lệ.

    28. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô từ 50cm3 trở lên. Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

    29. Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách: phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.

    30. Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe: phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

    Theo Đời Sống Pháp Luật

    No_Star_Where thích bài này.

Chia sẻ trang này