Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

Những bi kịch đau đớn của người đàn bà sống trong hang núi Hú U

Thảo luận trong 'Điểm Báo Hàng Ngày' bắt đầu bởi Tầm Sư, 19 Tháng tư 2015.

  1. Tầm Sư

    Tầm Sư Trung Tướng

    [​IMG]
    Chị La Thị Vui ở trên rừng.

    Chỉ vì mối bi kịch “tình em duyên chị” mà người đàn bà đó phải hứng chịu một cuộc hôn nhân địa ngục. Việc sinh ra ba đứa con, một mình tự xoay sở, suốt ngày phải chịu sự hắt hủi của nhà chồng đã khiến cho người đàn bà đó như hóa điên.

    Cuối cùng, chị phải rời khỏi tổ ấm và những đứa con, vì không thể chịu được bi kịch gia đình. Nhưng ở giữa chốn rừng sâu núi thẳm, những chuỗi ngày bất hạnh của người đàn bà xinh đẹp “nửa tỉnh nửa mê” lại tiếp nối.

    Những đứa con xấu số

    Chồng bạo hành, đánh vào đầu, rồi nhà chồng hắt hủi khiến đầu óc chị La Thị Vui (SN 1976) ngẩn ngơ. Những năm đó, người ta thấy chị ít cười nói, cứ lầm lũi làm, ăn và chăm sóc con. Thỉnh thoảng, hàng xóm thấy những tiếng cãi vã, những trận đòn trút lên người chị…

    Thêm vào đó, khi chị có mang đứa con thứ 4, người ta còn đổ vạ cho chị có quan hệ mập mờ với bố chồng. Thế là chị lại càng nhận được sự miệt thị từ gia đình chồng và người “đầu ấp tay gối” của mình. Quá căm hận, chị Vui phát điên. Không được ai quan tâm nên chuyện sinh nở chỉ mình chị lo. Chẳng hiểu lúc chị sinh đứa con thứ 4 vì đau đớn hay vì phát điên mà người đàn bà ấy đã đẻ rơi ở khu vườn sau nhà. Cũng chẳng ai thấy chị bế con. Khi người ta thấy bụng chị xẹp xuống, hỏi chuyện thì chị chỉ ngửa mặt lên trời cười. Tới khi người ta tìm tới nơi thì đứa trẻ ấy đã bị thú rừng hay chó ăn thịt tan xác trong vườn nhà.

    Sau ngày đấy, chị bỏ đi lang thang khắp nơi, rồi đến cái hang đá núi Hú U ở thôn Nhân Định, xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang để trú ẩn. Đói thì chị xuống sông mò cua, bắt cá hoặc vào rừng kiếm rau để ăn. Thỉnh thoảng, người đi ngang qua đó lại nghe tiếng chị hát ru con não nề. Cũng có khi người ta thấy chị khóc gọi con một cách thảm thiết. Vì vậy có người bảo chị bị điên thật sự. Đã nhiều lần, chị La Thị Bình (SN 1969, ở trại Găng, xã Cẩm Đàn, huyện Lục Ngạn, chị gái Vui) và những người anh em ruột thịt đến đón vui về sống chung nhưng chị nhất định không về. Những lần nhất quyết bị bắt về, sau đó Vui lại trốn đi nên gia đình cũng đành chịu.

    Nhưng bi kịch của người đàn bà bất hạnh này chưa dừng lại ở đó. Trong khoảng thời gian đến đây sống, năm 2011, chị bị một tên đàn ông đồi bại nào đó cưỡng hiếp, rồi có mang. Người ta thấy bụng chị to dần lên, nhưng không biết tác giả là ai. Khi chị trở dạ sinh con cũng chẳng ai biết. Lúc chị Bình tìm đến thì chỉ thấy em gái thoi thóp nằm đó, chẳng thấy đứa trẻ đâu. Chị Bình và mọi người tổ chức đi tìm nhưng không thấy, chẳng biết là đứa trẻ ấy đã bị thú tha hay trôi sông nữa. Chị Bình gặng hỏi thì Vui chỉ nói: “Đứa bé tôi bỏ quên trên rừng rồi”. Chị Bình và con trai tất tưởi chạy đi tìm khắp khu rừng nhưng chẳng thấy đâu đành ngậm ngùi gạt nước mắt khóc cho đứa cháu xấu số.

    Cũng may, trời phú cho người đàn bà đó một sức khỏe lạ thường, sinh đẻ đấy nhưng chỉ mấy hôm lại bình phục như không. Một thời gian không lâu sau, năm 2012, người đàn bà điên ấy lại bị gã đàn ông đồi bại nào đó hãm hại lần nữa và có chửa. Lần này, chị Bình thường xuyên tìm đến, theo dõi, xem xét tình hình, tránh trường hợp như trước. Tới ngày sinh, chị Bình luôn túc trực dưới chân núi, đỡ đẻ xong cho mẹ tròn con vuông, chị mang ngay đứa trẻ về nhà chăm sóc. Thằng bé con người đàn bà đó vì thế mà may mắn sống sót và được làm người. Nó về sống với chị Bình, còn người mẹ điên tiếp tục sống giữa núi cao, rừng thẳm.


    [​IMG]
    Chị Bình cùng cháu La Quốc Việt - con trai chị Vui.
    Nỗi lo bị lạm dụng và cuộc đời chưa biết về đâu

    Vừa ngồi tâm sự với khách, chị Bình vừa lau những giọt nước mắt lăn trên gò má vì xót thương cho số phận của đứa em gái. Chị Bình nói: “Gia đình cũng đã từng đưa Vui đi bệnh viện để điều trị tâm thần nhưng nó lại trốn về. Và bây giờ thì không ai có thể lại gần nó được nữa, vì cứ thấy người là nó lại trốn mất”. Chỉ có chị Bình mới tiếp cận được người em gái của mình.

    Từ ngày Vui sống ở hang đá, thỉnh thoảng chị Bình đem cho ít gạo để em mình nấu cơm hoặc vài đồ ăn dự trữ. Nhiều lần chị cố thuyết phục em gái về ở cùng nhưng cứ nghe thế là Vui lại đuổi chị đi và còn nói sẽ không bao giờ gặp mặt nữa, chị Bình đành chịu. Dù nghèo, nhưng chị vẫn cố đùm bọc đứa cháu khốn khổ. Đứa bé khá bụ bẫm, chị Bình đặt tên cháu là La Quốc Việt, nhiều người đến xin về nuôi nhưng chị nhất định không cho. Hiện cháu được hưởng một khoản trợ cấp nhỏ của chính quyền dành cho mẹ của cháu. Chị Bình tâm sự: “Cứ mỗi lần nghĩ tới em gái phải sống trong hang đá lạnh lẽo, nhất là vào mùa đông như thế mà tôi thấy xót xa quá, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Có lúc tìm được thì mang cho mấy cái đồ ăn, lúc dì ấy đi ở chỗ khác thì cũng chẳng cho gì được, đành để dì ấy kiếm con ốc hay rau rừng ăn…”.

    Nỗi lo lắng của chị Bình không phải là em gái của chị không sống được mà chị lo kẻ đồi bại nào đó lại tiếp tục hãm hại chị Vui lần nữa, nếu có chửa thì lại khổ mẹ, khổ con. Việc sinh nở giữa núi rừng không ai biết đấy là đâu sẽ gây nguy hiểm cho chính Vui và đứa bé. Chị Bình uất ức nói: “Không hiểu là kẻ táng tận lương tâm nào lại nhẫn tâm hãm hại em tôi như thế. Nó nửa tỉnh nửa mê chưa đủ khổ hay sao mà vẫn lợi dụng như vậy, không biết có tình người nữa không…”.

    Theo ông Tăng Tiến Thành - trường thôn Nhân Định, chính quyền xã đã nhiều lần tổ chức lấp hang đá, không cho người đàn bà này cư trú trong hang nữa, vì sợ chị nhỡ có chết ở đây thì ảnh hưởng tới địa phương. Nhưng người đàn bà ấy vẫn ở quanh quẩn ở đó hoặc đi đâu một thời gian rồi lại về khu này ở, chẳng ai biết rõ chị ấy sinh sống cụ thể ở chỗ nào.

    Nói về giải pháp để giúp người đàn bà điên này tránh việc bị lạm dụng dẫn tới sinh đẻ liên tiếp, ông Lê Văn Hồng - Phó chủ tịch xã Cẩm Đàn - nơi chị Vui có hộ khẩu - cho biết: Xã cũng đã tìm biện pháp giải quyết, đưa chị ấy đi chữa bệnh. Nhưng không thể tiếp cận được với chị ấy nên cũng đành chịu. Bây giờ, xã cũng chỉ biết trợ cấp chế độ cho chị ấy để chị Bình - người nuôi cháu bé - có điều kiện nuôi nấng chăm sóc cháu.

    Theo Lao Động

Chia sẻ trang này