Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

Nước mía siêu sạch có thật sự sạch?

Thảo luận trong 'Điểm Báo Hàng Ngày' bắt đầu bởi Tầm Sư, 13 Tháng tư 2015.

  1. Tầm Sư

    Tầm Sư Trung Tướng

    Chiếc máy ép "nước mía siêu sạch" có khi vài năm mới được vệ sinh một lần. Gọi là "siêu sạch", nhưng lại khó ai dám đảm bảo rằng tất cả những cửa hàng nước mía sử dụng loại máy này đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phầm...

    Đã từ lâu, người TP HCM quen thuộc với thương hiệu “nước mía siêu sạch” ở các quán nước mía vỉa hè trên khắp các con đường. Qua rồi cái thời để cho ra được một ly nước mía, người ta phải trải qua rất nhiều công đoạn: gạt cầu dao điện, dùng sức quay vô-lăng để ép mía – mà theo một người bán mía đá nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ là: “ép tới ép lui mới được 1 ly, tốn điện nhiều mà còn nguy hiểm vì không khéo là đưa tay luôn vào máy ép”. Hiện nay, các quán nước mía ở TP HCM chủ yếu sử dụng loại máy ép tiên tiến hơn, thường được gọi nôm na là máy ép "nước mía siêu sạch".

    Máy ép “nước mía siêu sạch” ngày càng được ưa chuộng tại các quán mía đá bởi công nghệ ép chặt và nhanh, gọn của nó. “Tiết điện điện, ép một lần là vắt hết nước trong cây mía, đỡ nguy hiểm và đặc biệt được thiết kế che kín – khách hàng không nhìn thấy được bên trong, họ đỡ dòm ngó hơn”, cô N. (nhân viên kinh doanh của một tiệm chuyên đóng xe nước mía siêu sạch) quảng cáo.

    [​IMG]
    Một con đường với gần chục xe nước mía siêu sạch ở Gò Vấp

    Theo người bán này cho biết: “Xe nước mía đời cũ có giá khoảng 5 triệu nhưng tốn điện, cồng kềnh và nguy hiểm vì nếu không để ý, người bán rất dễ đưa tay vào tronglồng ép. Còn với loại “siêu sạch” đời mới này thì giá khoảng 10 – 15 triệu/ bộ, bảo đảm an toàn – tiết kiệm – gọn nhẹ và… đỡ rắc rối”.

    Hỏi sâu về chi tiết “đỡ rắc rối”, cô N. ra vẻ thân tình và tiết lộ : “Loại máy cũ nó lộ thiên, người bán mà để bẩn một tí là khách hàng họ nhìn thấy ngay. Còn với loại “siêu sạch” được thiết kế kín đáo, che hết toàn bộ lốc máy bên trong nên có dơ tí cũng chả sao cả. Họ nghe từ “siêu sạch” là thích rồi, ai mà có thời gian để ý nó sạch hay không”.


    [​IMG]

    Một chiếc máy ép "nước mía siêu sạch" được thiết kế khá gọn, đơn giản và an toàn.

    [​IMG]

    Thiết kế khép kín khiến khó quan sát cơ cấu hoạt động bên trong máy ép.

    [​IMG]

    Đường vệ sinh duy nhất của máy ép mía siêu sạch.

    Khi được dò hỏi về cách vệ sinh máy ép mía siêu sạch, người này cũng chỉ dẫn mỗi ngày chỉ cần xịt nước vào bên trong là xong, chẳng cần chà rửa gì cả vì đơn giản… “chẳng có cách nào chà, mà thôi, có ai thấy đâu mà lo”. Điều đó có nghĩa là, mỗi ngày sẽ có hàng trăm ngàn xác vụn mía còn lưu lại bên trong lưới máy và không có đường thoát – trừ khi máy được đem đi bảo hành, sữa chữa (vài năm một lần).

    Cũng chính vì điều này mà khi trao đổi với chúng tôi, chú Tuấn (thợ sửa máy ép mía) cho biết:“Siêu sạch thật ra là siêu bẩn vì cấu tạo của nó không cho phép người bán chà rửa được bên trong như các loại máy khác. Và tất nhiên, việc một cái máy ép mía sử dụng nhiều tháng, thậm chí là vài năm không chà rửa, chỉ qua xịt vòi nước thì không thể có chuyện sạch sẽ được. Đó là chưa kể có nhiều máy khi đem đến sửa chữa, mở ra bên trong toàn giòi (được sinh ra từ các bã và cặn mía tồn đọng lâu ngày). Chuyện sửa máy có giòi bò lúc nhúc trong bộ lọc là chuyện thường tình ở đây, thấy ghê lắm. Cá nhân tôi chẳng bao giờ để người nhà mình uống nước mía siêu sạch quảng cáo khắp các vỉa hè cả, thèm lắm thì tìm chỗ nào bán mía ép kiểu cũ, trông sạch sẽ mà mua.”


    [​IMG]

    Bã mía vứt thành đống ngay cạnh máy ép, bàn bán nước.

    Nhắc về câu chuyện cũ, chị C. (nhân viên văn phòng tòa nhà Thiên Sơn – Nguyễn Gia Thiều, quận 3) vẫn còn bức xúc cho biết: “Hôm trước mấy ngày nắng nóng quá, ngày nào mình cũng đến cuối góc đường (Nguyễn Gia Thiều – Ngô Thời Nhiệm) mua nước mía uống cho mát. Đến một lần mình phát hiện trong ly của mình có 2 con ong ruồi và một vài con nhỏ màu trắng nhìn lúc nhúc như con giòi, rất kinh khủng. Cầm nguyên ly nước mía đem ra bắt đền, người bán hàng nhìn nhìn rồi bảo “Ôi, không có gì đâu, ong ruồi đó mà. Cái kia chắc là xác mía, không phải giòi đâu” và ngay lập tức “tẩu tán” luôn ly nước vào sọt rác, liền tay ép ngay ly khác cho mình.

    Đang trong tâm trạng rối bời vì ghê sợ, mình vô tình ngó vào tấm lưới lọc bên trong của chiếc máy ép thì ôi trời ơi, xác chết của ong ruồi nằm phơi ra như tắm nắng trong đó, còn có cả giòi đang bò – một hình ảnh sống động đến ghê rợn. Mình chỉ tay vào và nói cô bán hàng là sao bẩn quá. Có vẻ bối rối, cô ấy cầm luôn cây mía định chuẩn bị ép cho mình và chọt vào đám xác chết đó, đẩy chúng khuất vào sâu bên trong. Nổi hết cả da gà, mình vẫn kịp chứng kiến một vài con đã nát nhừ dưới sức đẩy của cây mía… từng dòng nước ép phía trên đổ xuống, cuốn trôi cả một vài bộ phận của mấy con ong ruồi vừa tan xác đi qua lưới lọc… Thật sự quá kinh hoàng”.


    [​IMG]

    Ong ruồi luôn bu quanh các máy ép nước mía...

    [​IMG]

    ... Không ít con có thể bị trộn lẫn vào nước mía chảy ra.

    Hiện nay, phần lớn các quán nước mía ở TP HCM đều chuyển sang sử dụng chiếc máy ép “siêu sạch”. Cùng với đó là nỗi lo của nhiều khách hàng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của những dòng nước mía được tạo ra từ chiếc máy ép này có thật sự "siêu sạch" như tên gọi hay không?

    Mùa hè này, ra đường là thấy quán nước mía, ở đâu cũng ghi biển “nước mía”, “nước mía siêu sạch”, người ta đã lạm dụng chữ “siêu sạch” để đánh lừa người tiêu dùng.

    Giới khoa học cho rằng, nước mía mà người ta quay, ép bán ngoài đường không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, là ổ vi khuẩn, vi trùng…

    Cảnh thường thấy ở các quán mía đá vỉa hè là hình ảnh người quay mía mồ hôi nhễ nhại tay cầm cây mía đưa vào máy quay, ép nhiều lần, ruồi nhặng bay vo ve xung quanh, có khi đậu kín trên miệng ca đựng nước mía hoặc trên đống bã mía vương vãi dưới đất… Cảnh mất vệ sinh phổ biến ở các quán nước mía vỉa hè, trước cổng trường đại học, dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ...

    [​IMG]
    Một quán bán nước mía siêu sạch ở TP.HCM

    Mía cạo vỏ để trong thùng sơn không che đậy chống ruồi muỗi. Ly tách nhúng qua xô nước đã dùng cả ngày, lau sơ sài thậm chí không cần lau mà đem ra tiếp tục phục vụ khách.
    Đá viên dùng cho ly nước mía thì từ sản xuất siêu bẩn đến đựng trong các bao tải, để trong thùng xốp cáu bẩn ngay ven đường. Khi dùng, người bán dùng tay, hay dùng ly nhựa vốc thẳng vô ly. Vô tình người tiêu dùng phải thưởng thức ly nước mía siêu bẩn: mía bẩn, đá bẩn, ly bẩn…

    Người tiêu dùng ưu tiên… vì ngon, bổ, rẻ

    Giá một ly nước mía chỉ khoảng từ 5 tới 7 ngàn đồng, đôi khi các chủ cửa hàng khuyến mãi thêm bằng chiêu thức “ly khổng lồ”, “mua 4 tặng 1” nên rất thu hút người mua. Hơn nữa, nước mía là thức uống nguồn gốc tự nhiên, không thêm đường hóa học, không chất bảo quản, lại ngọt mát dễ uống nên rất được ưa chuộng.

    Trong cây mía, chủ yếu chứa đường saccaro, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt... và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.

    Tuy nước mía có nhiều lợi ích như vậy nhưng việc tự ép nước mía để sử dụng cho nhu cầu của gia đình là khó khăn nên thường người tiêu dùng tìm đến các quán nước mía vỉa hè. Cũng do thói quen bận rộn mà người ta ít ăn mía theo kiểu truyền thống, thích thì mua 1 ly nước mía uống.

    Chính việc sản xuất thiếu vệ sinh đã khiến cho công dụng tốt của nước mía thì không thấy đâu nhưng nguy cơ ngộ độc, mắc các dịch bệnh về đường tiêu hóa như lỵ, tả ngày càng cao. Câu hỏi làm sao để có thể thưởng thức ly nước mía ngon sạch đúng điệu còn khiến chúng ta phải đau đầu.

    "GS.NGND Nguyễn Lân Dũng – Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam cho rằng, nước mía ở ngoài đường là vô cùng bẩn, chúng tôi đã phát hiện ra số lượng vi khuẩn trong nước mía rất lớn, đếm không nổi. Tại sao người dân chúng ta uống nhiều lần mà không bị đau bụng, trong khi đó 3 sinh viên nước ngoài đang học ở trường tôi dạy, uống chung một cốc nước mía đều bị đau bụng phải đi cấp cứu... "- Theo Tạp chí đồ uống Việt Nam

    GS.NGND Nguyễn Lân Dũng băn khoăn là tại sao ở Việt Nam không nghiên cứu, sản xuất các loại nước ép hoa quả như nước mía, nước vải, nước thanh long… đóng trong hộp giấy để người tiêu dùng được sử dụng những loại nước giải khát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

    Theo Trí Thức Trẻ/ Một Thế Giới
    Thảo dân thích bài này.

Chia sẻ trang này