Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

Loạt hiện tượng "siêu nhiên" đỉnh cao của năm 2015

Thảo luận trong 'Giải Trí' bắt đầu bởi Tầm Sư, 28 Tháng ba 2015.

  1. Tầm Sư

    Tầm Sư Trung Tướng

    Ngày 20/3 vừa qua, thế giới đã chứng kiến cảnh nhật thực toàn phần kèm siêu mặt trăng hiếm thấy. Nhưng đó chỉ là một trong nhiều sự kiện thiên văn sẽ diễn ra trong năm 2015 này.

    Trăng máu (4/4)
    [​IMG]

    Năm ngoái, chúng ta đã chứng kiến hiện tượng “mặt trăng máu” hiếm gặp. Và năm nay, điều đó sẽ lặp lại vào ngày 4/4. Theo dự tính, thời gian diễn ra là 9 phút – thời gian nguyệt thực thấp nhất từ 13/10/1856.

    Ngày 4/4/2015 là thời điểm xuất hiện lần nguyệt thực thứ ba trong bộ tứ nguyệt thực hình thành “bộ tứ Mặt trăng máu” (Blood Moon – hiện tượng này diễn ra liên tục 4 lần trong vòng 2 năm: tháng 4/1014, tháng 10/2014, tháng 4/2015, tháng 9/2015).

    Khi “trăng máu” xuất hiện, nó sẽ có màu đỏ thay vì màu vàng như thường thấy. Những ai đang ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Australia sẽ nhìn thấy được hiện tượng này.

    Mưa sao băng Lyrids (22 – 23/4)

    [​IMG]

    Tiếp theo “trăng máu”, cũng trong tháng 4, chúng ta sẽ được chứng kiến một trận mưa sao băng với tần suất khoảng 20 sao băng/giờ. Những ai ở Bắc Bán cầu (trong đó có Việt Nam) sẽ thấy rõ nhất và thời điểm tuyệt vời nhất để xem là tối ngày 22/04.

    Mưa sao băng Eta Aquarids (5 – 6/5)

    [​IMG]

    Đợt mưa sao băng này có tần suất sao cao hơn Lyrids với khoảng 60 sao/giờ. Quan trọng hợn, nó cho phép người dân cả Bắc lẫn Nam bán cầu có thể theo dõi rõ ràng. Tất nhiên là điều kiện thời tiết phải thuận lợi, không có mây, mưa… che khuất.

    Mưa sao băng Perseids (12/8)

    [​IMG]

    Đây là trận mưa sao băng được giới thiên văn nhận định là lớn nhất năm 2015 với tần suất 90 sao băng/giờ. Vào tối các ngày 12 và 13/8, chúng ta sẽ thấy nó rõ ràng.

    Siêu mặt trăng (29/8)
    [​IMG]

    Cũng giống với hiện tượng siêu mặt trăng hôm 20/3, cả thế giới sẽ được chứng kiến một siêu mặt trăng nữa trong những ngày cuối tháng 8. Đây là hiện tượng khi Mặt Trăng di chuyển vào vị trí chính giữa Trái đất và Mặt trời, khoảng cách này là ngắn nhất nếu tính từ Mặt Trăng đến Trái Đất.

    Nguyệt thực toàn phần (28/9)

    [​IMG]

    Cách 1 tháng sau siêu mặt trăng, thế giới sẽ tiếp tục được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Những nơi có thể xem được là châu Mỹ, châu Âu,, Đông Á và Nam Phi.

Chia sẻ trang này