Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

Các loại thuốc giải độc gan tốt nhất hiện nay

Thảo luận trong 'Điểm Báo Hàng Ngày' bắt đầu bởi khoai_tây, 12 Tháng mười 2017.

  1. khoai_tây

    khoai_tây Thiếu Tướng

    Theo nhiều báo cáo thống kê, tỷ lệ người dân mắc bệnh về gan đang gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được giới thiệu là “bài thuốc hiệu quả nhất”, “thuốc giải độc gan tốt nhất”... Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo trước những thông tin quảng cáo quá đà này. Bởi lẽ nếu sử dụng không đúng cách không những không có tác dụng giải độc gan mà còn làm gan bị nhiễm độc hơn.

    [​IMG]

    Hình ảnh minh họa

    1- Liệu có thuốc giải độc gan hiệu quả nhất?
    • Trong cơ thể, gan là nhà máy thải độc, quyết định đến tình trạng sức khỏe, tuổi thọ… Nhưng hàng ngày gan đều phải chịu vô số tác nhân gây tổn thương tế bào gan và làm suy giảm chức năng gan từ chính những thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng của chúng ta như: virus viêm gan (A,B,C,D,E… ), thực phẩm có nhiều độc tính, chất bảo quản, bia rượu, thuốc lá, …
    • Vì vậy nếu muốn giải độc cho gan tốt nhất, cần phải đi thăm khám và tìm ra được đúng nguyên nhân gây ra bệnh gan.
    • Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây ra hầu hết bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… Vì vậy, thuốc giải độc gan hiệu quả nhất trong trường hợp này là dừng uống rượu bia. Sau đó, tùy thuộc vào bệnh lý của gan sẽ có những loại thuốc đặc trị liên quan.
    • Cũng cần lưu ý rằng, không phải bệnh gan nào cũng có thuốc điều trị hoàn toàn. Viêm gan vi rút B, xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối (xơ gan mất bù) là những bệnh gan hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm.
    • Do đó, chuyên gia gan mật khẳng định không có loại thuốc giải độc gan nào áp dụng được tất cả với mọi trường hợp. Người bệnh cần cẩn thận và tỉnh táo, không nên tuỳ tiện sử dụng, có thể dẫn đến nguy cơ "tiền mất tật mang".
    Đọc thêm:Những thực phẩm giải độc gan tốt nhất

    2- Giải độc gan từ thảo dược an toàn, hiệu quả
    Người bệnh cần nhớ không phải trong trường hợp nào cũng sử dụng thuốc giải độc gan và không được dùng thuốc giải độc gan bừa bãi. Những trường hợp gan nhiễm độc do bệnh lý về gan thì phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Những trường hợp gan nóng, gan yếu do thói quen sinh hoạt, ăn uống không cần dùng thuốc nhưng nên tham khảo sử dụng các sản phẩm từ thảo dược được chứng minh giúp giải độc gan hiệu quả như cà gai leo, diệp hạ châu, atiso…

    [​IMG]

    Cây cà gai leo

    Đặc biệt trong đó có Cà gai leo - loại dược liệu đã được nghiên cứu bài bản bằng nhiều công trình khoa học cho thấy có tác dụng tốt đặc biệt trong việc giải độc và bảo vệ gan, Không chỉ vậy, nó còn rất hiệu quả trong việc trị tận gốc tác nhân khiến gan nhiễm độc là các bệnh lý về gan như virus viêm gan, xơ gan, men gan cao nên được nhiều chuyên gia gan mật khuyên sử dụng để giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn. Điều này đã được chứng minh qua hàng trăm công trình khoa học suốt hơn 30 năm qua, mà tiêu biểu là các đề tài:

    • Cà gai leo được chứng minh giúp giải độc, hạn chế hủy hoại tế bào gan, trị nóng gan trong các trường hợp uống nhiều rượu bia, uống thuốc tây dài ngày, tiếp xúc với thực phẩm nhiều hóa chất bảo quản, sống trong môi trường ô nhiễm…
    • Cà gai leo với hoạt chất glycoalkaloid không chỉ giúp giải độc gan đơn thuần mà với bệnh viêm gan virus, nhất là viêm gan virus B, nó còn có tác dụng tiêu diệt virus, bảo vệ các tế bào ban trước sự tấn công của virus và ức chế virus viêm gan mạnh mẽ. Đây là thảo dược duy nhất được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính thể hoạt động do BS. Trịnh Thị Xuân Hòa chủ nhiệm tại Bệnh viên Quân y 103. Kết quả đạt được ngoài mong đợi: bệnh nhân đã giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng của bệnh, men gan hạ nhanh sau 2 tháng. Các bệnh nhân đều giảm được nồng độ virus trong máu và xuất hiện bệnh nhân âm tính với virus viêm gan.
    • Với người xơ gan, Cà gai leo cũng là dược liệu duy nhất được chứng minh giúp ngăn ngừa xơ gan tiến triển, kích thích tăng khả năng tái tạo tế bào gan thông qua cơ chế ngăn chặn hình thành sợi collagen trong tế bào gan qua các đề tài nghiên cứu năm 1987-2000 của Viện Dược liệu trung ương.

Chia sẻ trang này