Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

5 "ông lớn" ngân hàng bị phạt nặng

Thảo luận trong 'Điểm Báo Hàng Ngày' bắt đầu bởi ViRut, 10 Tháng ba 2015.

  1. ViRut

    ViRut Trung Tướng Staff Member

    (Thời báo Kinh Doanh) - Nhiều tổ chức tài chính tiếng tăm của châu Âu, bao gồm cả Deutsche Bank và Société Générale... đã nhận án phạt kỷ lục 1,7 tỷ Euro từ cơ quan giám sát cạnh tranh châu Âu hôm thứ Tư vừa qua sau khi thừa nhận tham gia vào "liên minh làm giá" hai lãi suất tham chiếu quan trọng trên thế giới.

    Các án phạt của Ủy ban châu Âu (EC) là kết quả bước đầu sau 2 năm điều tra vừa sâu vừa rộng đối với nhiều kế hoạch thao túng chỉ số Yen Libor của Nhật Bản và Euribor của châu Âu, mà theo cáo buộc là có liên quan đến 10 tập đoàn tài chính uy tín.



    Kỷ lục buồn



    Năm ngân hàng và 1 công ty môi giới đã đồng ý nộp phạt vì tham gia vào ít nhất một nhóm liên minh; 2 ngân hàng hưởng "án treo" vì tự giác thông báo cho cơ quan chức năng, số còn lại thì kiên quyết bác bỏ song nhiều khả năng vẫn phải "vỏ dừa" là án phạt chống độc quyền.



    Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Deutsche Bank, Société Générale, Citi và JPMorgan "tâm phục khẩu phục" nộp phạt do bê bối gian lận lãi suất trên quy mô toàn cầu.



    Deutsche Bank và Royal Bank of Scotland tham gia vào cả hai "mặt trận" Yen Libor lẫn Euribor và sẽ phải nộp phạt lần lượt là 725 triệu và 391 triệu Euro. Société Générale phải nộp 466 triệu Euro vì thao túng Euribor, kiếm chác từ các hợp đồng phái sinh liên quan. Chỉ dính tới Yên Libor nhưng số tiền "nghĩa vụ" dành cho JPMorgan và Citi cũng lên đến 79,8 triệu và 70 triệu Euro. Công ty môi giới RP Martin, vì tiếp tay cho các đại gia, nên cũng liên đới 247.000 Euro.



    Barclays và UBS thì may mắn được "hưởng khoan hồng" nhờ tinh thần hợp tác, cảnh báo cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm. Nếu không thì một mình UBS sẽ phải gánh 2,5 tỷ Euro vì vụ Yên Libor - kỷ lục của kỷ lục. Barclays cũng thoát được 690 triệu Euro.



    Một số ngân hàng và công ty môi giới như HSBC, JPMorgan Chase, Crédit Agricole hay ICAP từ chối nộp phạt. JPMorgan lý giải rằng tiền phạt Yên Libor liên quan tới trách nhiệm của 2 giao dịch viên trước đây trong khoảng thời gian một tháng đầu năm 2007 và ngân hàng này tuyên bố sẽ "tự bảo vệ mình" trước những cáo buộc của EC.



    [​IMG]



    Tuy nhiên, ngay cả khi chưa xử lý được những trường hợp "chây ì" thế này thì số tiền phạt thu được đã đủ phá kỷ lục ở châu Âu, cho đến nay cao nhất là khoảng 1,5 tỷ Euro. Đó là chưa kể các khoản phạt bổ sung đối dự kiến sẽ được ra trong 1-2 năm tới.



    Những cái bắt tay tồi tệ



    Joaquín Almunia, ủy viên hội đồng cạnh tranh EU đã phải thốt lên rằng đây là "một minh chứng tồi tệ về hành vi sai trái" trong lĩnh vực tài chính.



    "Điều gây ngỡ ngàng trong bê bối Libor và Euribor không chỉ là việc họ dám thao túng các chuẩn mực mà còn là sự cấu kết giữa các ngân hàng vốn được cho là cạnh tranh quyết liệt với nhau."



    Khoản phạt của EU nâng tổng số tiền phạt lĩnh vực tài chính vì thao túng lãi suất lên 5,8 tỷ USD, một con số dự kiến sẽ chưa dừng lại cho đến khi cơ quan chức năng kết luận điều tra.



    Trước khi có quyết định của EU, 4 ngân hàng - Barclays, RBS, UBS, Rabobank - và công ty môi giới ICAP đã phải "trình diện" cơ quan quản lý ở Anh, Mỹ và các nước khác về nghi vấn "làm giá" các mức lãi suất tham chiếu. Hầu hết đều dính dáng tới hành vi thao túng hoặc báo cáo sai sự thật; và cho đến giờ phút này thì mới chỉ có RBS thừa nhận vi phạm nguyên tắc chống độc quyền với Bộ Tư pháp Mỹ.



    Trong khi nội dung chi tiết của quá trình điều tra vẫn chưa được công bố, vụ bê bối có sự góp mặt của nhiều ngân hàng lớn của EU cho thấy một bức tranh chân thực hơn về những góc khuất trong lĩnh vực này, về bí mật bên trong mỗi ngân hàng cũng như sợi dây liên kết lẫn nhau để trục lợi cá nhân.



    Theo cách làm hiện nay thì khoảng hơn 10 định chế tài chính, bao gồm Barclays và JPMorgan, đóng góp dữ liệu để xây dựng lãi suất Libor hàng ngày.



    Thompson Reuters thay mặt Hiệp hội các Ngân hàng Anh sẽ thu thập thông tin, tính toán số bình quân và tạo ra lãi suất Libor.



    Tháng 7 vừa qua, Hiệp hội các Ngân hàng Anh đã chuyển giao việc quản lý lãi suất tham chiếu này cho NYSE Euronext để đảm bảo tính khách quan hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không khỏi hoài nghi về tính minh bạch của các ngân hàng khi tự xác định lãi suất hàng ngày, liệu như vậy có tạo cơ hội cho gian lận hay không.
  2. phải thê moi ôn đinh dc chu

Chia sẻ trang này