Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

Tin Hot Ông Miura với “chiếc xe bus” cũ kỹ

Thảo luận trong 'Even Trận Cầu Đỉnh Cao' bắt đầu bởi tuyệt đỉnh phù phiếm, 30 Tháng ba 2015.

  1. tuyệt đỉnh phù phiếm

    tuyệt đỉnh phù phiếm Administrator Staff Member

    Gặp đối thủ quá mạnh Nhật Bản, đội tuyển U-23 VN buộc phải chơi chiến thuật phòng ngự kiểu “xe bus hai tầng”, điều mà HLV nào cũng phải áp dụng để hạn chế bàn thua. Quan trọng là cách thua như thế nào mà thôi.

    [​IMG]
    HLV Miura đã lựa chọn giải pháp an toàn nhất cho U23 Việt Nam. Ảnh: Internet
    Trước trận đấu giữa U-23 VN và U-23 Nhật Bản, hầu hể giới chuyên môn và khán giả hâm mộ bóng đá VN đều bình luận, nhận định tuyển VN khó vượt qua Nhật Bản do lực lượng đội hình họ quá mạnh. Kết quả hòa đã là một thành công ngoài dự đoán. Dĩ nhiên trong bóng đá ai cũng có quyền mơ về một chiến thắng cho đội nhà dù đôi khi…ảo tưởng?

    Dù đối thủ mạnh gấp bội phần, nhưng với tinh thần thi đấu kiên cường, phòng thủ vững chắc và tận dụng cơ hội, thì một đội yếu hơn cũng có thể làm nên những bất ngờ nhờ vào tinh thần thi đấu mạnh mẽ, tự tin và nhờ chiến thuật hợp lý của HLV trưởng đề ra. Khi một đội yếu hơn đối thủ thì HLV mới là…”cầu thủ thứ 12″ giúp cho đội mình tạo bất ngờ trước đối thủ mạnh về mọi mặt.

    Ông Miura đã chỉ đạo các cầu thủ U-23 VN chơi phòng thủ với chiến thuật phòng ngự kiểu “xe bus hai tầng”, nhưng tiếc là VN chúng ta sử dụng chiếc xe bus cũ kỹ trước sức tấn công dồn dập nhiều phía của Nhật Bản. Ít nhất vị HLV người Nhật Bản này cũng thể hiện tính chuyên nghiệp của một HLV khi ông dẫn dắt đội nhà VN chống lại đội bóng đồng hương, tuy nhiên như nhiều người đã nhận xét, U-23 Nhật Bản quá mạnh so với VN chúng ta.

    Lối đá phòng ngự phản công thường áp dụng cho đội yếu hơn khi đối đầu với đội mạnh, đó là lẽ đương nhiên theo cái cách “biết người, biết ta…”, nhưng phòng ngự phản công kiểu Chelsea của Mourinho hay Atletico Madrid của Simeone mới thật sự hợp lý và hiệu quả vì do lối đá, lực lượng cầu thủ của họ hợp với kiểu…phòng ngự, rình rập chờ cơ hội để phản công chớp nhoáng với đòn “hồi mã thương”.

    Muốn đạt hiệu quả như vậy cần có tiền đạo nhiều sức mạnh, tốc độ và kỹ thuật cỡ Drogba hay Falcao hoặc Diego Costa…Những cầu thủ đóng vai trò chiến lược trong lối đá phòng ngự phản công.

    Ông Miura ví như một thợ lành nghề mà thiếu phương tiện, dụng cụ để hỗ trợ cho việc sửa chữa máy móc, đồ đạc cho hoàn chỉnh, hoạt động như cũ lúc chưa bị hư hỏng. Ông thiếu những tiền đạo tốc độ và kỹ thuật, hoặc tiền vệ sáng tạo, đột biến và xuất sắc như một tiền đạo thực thụ, một ngôi sao kiệt xuất tầm cỡ Maradona để làm thay đổi kết quả trận đấu theo đấu pháp của HLV trưởng đề ra.

    Chelsea và Atlectico đá phòng thủ nhưng có khả năng công hiệu quả nhờ yếu tố họ có tiền đạo giỏi, thích nghi với chiến thuật của đội bóng. Đó là kiểu rình rập, “chịu đấm” để được “ăn xôi” khi lực lượng không quá yếu hơn đối thủ.

    Argentina năm 90 khi đụng đối thủ láng giềng khó ưa là Brazil đã áp dụng lối đá phòng ngự phản công hiệu quả, khi ấy họ trân mình chịu đựng sức công phá của “Các vũ công Samba” của Careca, Alemao và Dunga suốt hơn hai phần ba trận đấu, đề rồi chỉ một đường chuyền của “thiên tài” Maradona thật chính xác cho “đứa con thần gió” Caniggia thoát xuống tốc độ và kỹ thuật hạ gục thủ môn Taffarel chỉ…một bàn thắng mà thôi.

    Còn U-23 VN thiếu cặp tiền đạo và tiền vệ giỏi như trên và thua kém U-23 Nhật Bản mọi mặt nên chịu thất thủ…0-2 cũng là điều tất yếu, đáng khen ngợi, nhất là cầm cự suốt gần hết trận đấu với chỉ một bàn thua. Còn bàn thua thứ hai ở những phút bù giờ thì do đối thủ quá xuất sắc và chúng ta mất tập trung, đồng thời cú sút kỹ thuật của tác giả hai bàn thắng là Nakajima quá tuyệt vời, không chê vào đâu được.

    Điều chủ yếu là VN chúng ta đã cố gắng hạn chế bàn thua trước Nhật Bản, để tập trung cho trận quyết định gặp Macau, trong khi Nhật Bản cầm chắc chiếc vé đi Quata với hai trận toàn thắng, ghi 9 bàn thắng, chưa lọt lưới bàn nào, và họ gặp Malaysia, đối thủ đã thua VN 1-2.
    ViRut thích bài này.

Chia sẻ trang này