Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

Phim Việt: Muốn hay phải “lột xác” tư duy

Thảo luận trong 'Phim Ảnh' bắt đầu bởi Tầm Sư, 4 Tháng chín 2015.

  1. Tầm Sư

    Tầm Sư Trung Tướng

    [​IMG]
    Một cảnh trong phim “Đập cánh giữa không trung” của Nguyễn Hoàng Điệp.

    Không thể phủ nhận, điện ảnh Việt Nam đã có nhiều tín hiệu tích cực với số lượng phim bung ra, đặc biệt của các hãng tư nhân, cũng như sự xuất hiện của những phim “triệu đô”. Điều này cho thấy khán giả còn khoái xem phim Việt Nam. Tuy nhiên, hướng đi lâu dài cho phim truyền thống, phim thương mại vẫn luôn là bài toán khó đối với những nhà làm phim Việt.
    Cách kể quan trọng hơn nội dung

    Thị trường phim đã sôi động hơn rất nhiều với số lượng phim Việt Nam sản xuất hằng năm tăng lên rõ rệt. Năm 2014 khoảng trên 20 phim thì năm 2015 là gấp đôi. Trong đó, phim tư nhân áp đảo và khả năng tiếp tục có những phim “triệu đô” làm “cháy” doanh thu phòng vé.

    Trong chiến lược điện ảnh VN tầm nhìn 2030, phim truyện truyền thống với đề tài lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng, lãnh tụ… vẫn tiếp tục là một dòng mạch chủ lưu với sự hỗ trợ ổn định của Nhà nước về kinh phí sản xuất. Tuy nhiên, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ VII của Ban chấp hành Hội Điện ảnh VN thừa nhận: “Thiếu vắng những phim về đề tài đương đại, có sức lay động xã hội. Ở một số phim về đề tài chiến tranh cách mạng, các tác giả vẫn bị ảnh hưởng cách làm cũ nặng tính “tuyên truyền” mà chưa khắc họa sâu sắc bối cảnh lịch sử, nội tâm nhân vật… khiến hình tượng nghệ thuật còn đơn giản, ít sức lôi cuốn khán giả, nhất là khán giả trẻ”.

    Cách làm cũ ở đây chính là cách kể, là ngôn ngữ điện ảnh không đương đại. Có lẽ chính thói quen từ thời bao cấp đã khiến những nhà làm phim đề tài truyền thống quen một kiểu làm phim “cúng cụ”, làm xong chiếu kỷ niệm cất kho mà không quan tâm tới tính hấp dẫn khán giả.

    Một đạo diễn nổi tiếng người Anh trong khóa học “Gặp gỡ mùa thu” năm ngoái tại Đà Nẵng nói với học viên trẻ: Theo thời gian, người xem sẽ không còn nhớ tới nội dung câu chuyện mà chỉ nhớ tới chi tiết đặc sắc, ấn tượng trong phim. Mà điểm này thì phim truyền thống yếu. Việc quá chú trọng tới nội dung câu chuyện đã khiến việc khắc họa tâm lý nhân vật bị hời hợt. Việc điều tiết chủ động trong tiết tấu phim là cơn đau đầu của nhiều nhà làm phim. Họ chỉ muốn tạo tiết tấu thật nhanh để cuốn khán giả vào câu chuyện, nhiều khi thành giật cục, thiếu độ chậm cần thiết.

    Một loạt phim kinh điển của Nga đã, đang và sẽ chiếu trên “Phim cuối tuần” VTV1 là minh chứng sống động về xử lý tiết tấu. Diễn xuất của diễn viên Elena trong vai Tanhia - phim “Duy nhất” (Nga) có cảnh cô như bị hút hồn khi nghe anh chàng Boris chơi đàn guitar. Mắt cô mở to, hai tay ôm má - chậm, trong khi nhịp điệu bài hát khẩn trương dồn dập như những con sóng tràn bờ. Nhanh và chậm ở đây là một sự kết nối hoàn hảo. Không chỉ phim truyền thống, đa số phim VN có nhiều cảnh tình cảm bị cắt cảnh quá nhanh làm người xem không thấy diễn biến tâm lý của nhân vật đủ độ!

    Bản thân hai từ “tuyên truyền” không có gì khô cứng. Nhiều phim Mỹ cũng tuyên truyền, nhưng theo cách ý nhị và duyên dáng hơn nhiều, mà loạt phim “Captain American” là ví dụ.



    Tiếng nói tư nhân và sự pha tạp
    Các nhà làm phim tư nhân, trong đó có nhiều đạo diễn Việt kiều được học bài bản từ Mỹ, biết cách kể chuyện cuốn hút khán giả hơn nhiều mà những cái tên như Victor Vũ, Charlie Nguyễn… là minh chứng. Phim của họ thường “cháy” phòng vé, tạo nên những phim Việt triệu đô như “Long ruồi”, “Để Hội tính”… Tuy nhiên, phim tư nhân cũng bị chê là không có đề tài lớn, loanh quanh chỉ hài, kinh dị, võ thuật, tình dục, đồng tính… Khó cho họ khi giờ đây phim là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, không đặt doanh thu lên hàng đầu thì chết liền.

    Cái nghịch lý nữa, ở ta như đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (Dũng “khùng”) từng nói là giá vé xem phim Việt và phim Hollywood như nhau, nhưng đầu tư cho phim Hollywood cả chục đến trăm triệu đôla, gấp mấy chục lần phim ta.

    Tuy nhiên, nếu soi kỹ, cách kể của các đạo diễn Việt kiều đã thực sự đáng nể chưa? Một đạo diễn VN nổi tiếng giấu tên nói với phóng viên Lao Động rằng: Phim của Victor Vũ là hàng nhái, mà đã là hàng nhái thì không nên tập trung phát triển. Nhiều nhà phê bình cũng chỉ ra như “Lửa Phật” của Dustin Nguyễn là mớ lẩu hỗn độn, lấy mô típ phim Mỹ này một tí, lấy chi tiết phim Mỹ kia một tẹo rồi thêm mắm thêm muối vào.

    Như một nhà làm phim Hàn Quốc sang VN từng nói: Điện ảnh Hàn không khuyến khích nhiều người làm phim như Kim Ki Duk, nhưng chính Kim Ki Duk lại làm sang cho điện ảnh Hàn với hàng loạt giải thưởng danh giá. Điện ảnh phải nhiều dòng, và không ai chấp nhận đường một chiều.

    Nhưng làm sao chất lượng phim dù truyền thống hay tư nhân đều phải được nâng lên mạnh mẽ thì vẫn luôn là câu hỏi đau đầu của tất cả những ai quan tâm, yêu mến điện ảnh nước nhà.

    [​IMG][​IMG]
    Lẫm Chẫm thích bài này.

Chia sẻ trang này