Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

5 giống gà Việt đẹp và hiếm không có ở đâu trên thế giới

Thảo luận trong 'Giao Lưu - Chém Gió' bắt đầu bởi Hột Xoài, 3 Tháng mười một 2015.

  1. Hột Xoài

    Hột Xoài Thượng Sĩ

    Đó là gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào trắng, gà tiền mặt đỏ, gà trĩ sao và gà so cổ hung.

    Gà lôi lam đuôi trắng

    Theo Wikipedia, gà lôi lam đuôi trắng (danh pháp khoa học: Lophura hatinhensis) được phát hiện năm 1964 và đặt tên khoa học chính thức năm 1975. Đây là giống gà đặc hữu ở miền trung Việt Nam, sống chủ yếu tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    Chúng thường sinh sống tại các sườn đồi thấp và các thung lũng ven suối có độ cao khoảng 50 - 200m trong các khu rừng ẩm thường xanh nguyên sinh và thứ sinh, ở những nơi có tán rừng có nhiều cọ, mây song và tre nứa nhỏ.

    [​IMG]
    Gà lôi lam đuôi trắng có giá trị khoa học và thẩm mỹ rất cao
    Sách đỏ Việt Nam cho biết, giống gà này có giá trị khoa học và thẩm mỹ rất cao.

    Giá trị khoa học của gà lôi lam đuôi trắng nằm ở chỗ, đây là giống gà lôi cực hiếm, chỉ có ở Việt Nam tính cho đến nay. Vì thế, việc nghiên cứu và bảo vệ giống gà này khỏi bị tuyệt chủng là điều rất cần thiết.

    Về giá trị thẩm mỹ, giống gà này có bề ngoài rất đẹp: Gà đực trưởng thành có mào lông ở đỉnh đầu màu trắng với mút lông đen; đầu, cổ ngực và trên đuôi đen có ánh tím thẫm.

    Gà cái trưởng thành có kích thước nhỏ hơn con đực và nhìn chung bộ lông có màu hung nâu tối, chân và da màu đỏ, sừng màu đen.

    Gà lôi lam mào trắng

    Lần đầu tiên loài này được tìm thấy trên vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (miền Trung bộ của Việt Nam) vào năm 1990.

    Gà lôi lam mào trắng năm 2012 được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp, do bị săn bắn, phá rừng và việc sử dụng hóa chất làm rụng lá trong chiến tranh Việt Nam.

    [​IMG]
    Gà lôi lam mào trắng nổi tiếng là loài có "bộ cánh" cực kỳ rực rỡ

    Gà lôi lam mào trắng thường sinh sống tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới. Với cơ thể dài khoảng 58–67 cm, chúng thường có "bộ cánh" đầy màu sắc rực rỡ.

    Sách đỏ Việt Nam miêu tả, gà lôi đực trưởng thành nhìn chung có màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo.

    Da mặt đỏ tía, tạo thành thủy nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía.

    Gà lôi cái trưởng thành không có mào rõ ràng, bộ lông nhìn chung có màu nâu hơi xỉn. Các phần khác có màu giống con đực.

    Gà tiền mặt đỏ

    Đây là giống gà phân bố chủ yếu ở các khu rừng khô thuộc miền nam Việt Nam như Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Sông Bé và Đồng Nai. Theo Wikipedia, gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) thuộc chi Gà tiền.

    [​IMG]
    Gà tiền mặt đỏ thường phân bố tại các tỉnh Nam Bộ.

    [​IMG]
    Hình thể của gà tiền mặt đỏ đực và cái không khác nhau nhiều lắm

    Ở loài này, bộ lông và hình thể của con đực và con cái giống nhau. Cơ thể chúng dài khoảng 60 cm, bộ lông màu nâu tối, mào ngắn màu vàng cam. Đầu của loài gà này không có mào.

    Chúng gần như sinh sản quanh năm. Trứng có màu kem, thời gian ấp khoảng 22 ngày.

    Gà trĩ sao

    Gà trĩ sao có "bộ cánh" rực rỡ, đẹp mắt với bộ lông màu vàng da bò và đen với các đốm nâu sẫm, mỏ đỏ, mống mắt nâu và lớp da màu xanh lam xung quanh mắt.

    [​IMG]
    "Bộ cánh" tuyệt đẹp của gà trĩ sao
    Gà trĩ sao có cơ thể lớn, có thể dài tới 235 cm. Trĩ sao trống có đuôi thuôn dài và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2 m (trong một thời gian dài nó được coi là các lông vũ dài nhất trong số các loài chim sống hoang dã).

    Trĩ sao mái nhìn gần tương tự, với mào và đuôi ngắn hơn.

    Loài này có đặc tính nhút nhát và hay lảng tránh người, thường định cư ở tổ và rừng rậm thường xanh, trên các đỉnh và sườn đồi có độ dốc khác nhau và độ cao từ 100 - 1000m.

    Vào mùa sinh sản, trĩ sao đực khoe mã và 'cưa cẩm' con cái bằng động tác múa ở (bãi múa) trong chỗ rừng trống.

    Hiện nay, trĩ sao sinh sống rải rác tại Hà Tĩnh, khu vự Đèo Ngang phía bắc Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai (Kon Cha Răng) và Lâm Đồng.

    Vườn quốc gia Bạch Mã hiện nay có thể coi là nơi còn lại quần thể trĩ sao lớn nhất (75 con/34 km2). Tuy nhiên vùng phân bố của chúng bị thu hẹp và bị tác động do tình trạng rừng đã nói đến ở trên của Việt Nam.

    Gà so cổ hung

    [​IMG]
    Gà so cổ hung là loài gà cực kỳ quý hiếm ở Việt Nam
    Sách đỏ Việt Nam cho biết, gà so cổ hung là loài gà cực kỳ quý hiếm ở nước ta. Chúng có giá trị cao về khoa học và thẩm mỹ.

    Loài này được tìm thấy đầu tiên ở Phú Riềng, Đồng Nai, sau đó ở vùng rừng tre trong vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Chúng thường sinh sống ở vùng rừng thấp phía Nam Việt Nam, ở độ cao khoảng 250m.

    Xét về đặc điểm hình thể và màu lông, gà so cổ hung trưởng thành có mắt màu nâu, chân hồng, ngực nâu thỉnh thoảng có vệt đen, bụng hung vàng nhạt.

    Tổng hợp từ Sách đỏ Việt Nam, Wikipedia và một số tài liệu khác



    Theo Trí Thức Trẻ
    Thích Thanh T0án and 3 bich like this.
  2. 3 bich

    3 bich Moderator Staff Member

    Đẹp quá đi...;)
  3. Đắng Lòng 99

    Đắng Lòng 99 Thiếu Tướng

Chia sẻ trang này