Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

“Vợ là gì?” trong mắt cánh mày râu?

Thảo luận trong 'Giao Lưu - Chém Gió' bắt đầu bởi Tầm Sư, 7 Tháng chín 2015.

  1. Tầm Sư

    Tầm Sư Trung Tướng

    Bài thơ vui “Vợ là gì?” đưa ra vô số những giải đáp, định nghĩa thú vị về vợ đang được các ông chồng chia sẻ rầm rộ trên mạng.

    [​IMG]

    Mới đây, tại một blog có gần 3 triệu lượt người theo dõi đăng tải một bài thơ vui trả lời cho câu hỏi “ Vợ là gì ?”.
    Mở đầu bài thơ giới thiệu rất hài hước về người vợ : “Vợ là người chẳng họ hàng/Thế mà giờ đẹp lại sang nhà mình/Ngày đầu trông thật là xinh/Môi tươi, mắt thắm đến đình cũng xiêu”.

    Các khổ thơ tiếp theo liệt kê ra những tính “xấu” và cả những tính tốt của vợ khiến các ông chồng luôn coi vợ là nhất.

    [​IMG]
    Những tính xấu của vợ được kể ra như: “Vợ là Sư tử Hà Đông trong nhà/Vợ là thám tử luôn rình rập ta/Vợ là thùng thuốc súng đầy/Cơn ghen ập đến nổ bay trần nhà/Vợ là nắng gắt, mưa sa/Vợ là giông tố, phong ba, bão bùng…

    Sau khi liệt kê những "thói hư tật xấu" của vợ khiến ông chồng "ngán ngẩm" thì tác giả bài thơ cũng không quên ghi nhận công lao và sự quan trọng, không thể thiếu của vợ trong gia đình.

    “Vợ là tín dụng nhân dân/Vợ là kế toán giải ngân trong nhà/Vợ là âm nhạc, thi ca/Vợ là cô giáo, Vợ là luật sư”. “Vợ là dòng suối mùa xuân/Ngọt ngào, xanh mát, trong ngần, yêu thương”. Vợ là gió mát trưa hè/ Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông/Vợ là chỗ dựa của chồng.

    Cũng theo lời tâm sự này, khi vắng vợ chỉ một buổi chiều thì “cha con chống chếnh như diều đứt dây/Uớc gì có vợ về ngay/Để mang tiếng hát làm say cả nhà!”.

    Bài thơ này được nhiều ông chồng nhận xét là viết rất đúng về vợ, do đó, lượt like và share đạt đến con số rất khủng. Tính đến thời điểm hiện tại đã có gần 90.000 lượt like, con số chia sẻ bài thơ cũng đạt tới hơn 44.000 lượt.

    Ngay khi bài thơ này được đăng tải, có rất nhiều lời biết ơn và cả lời xin lỗi đã được các ông chồng gửi tới người vợ yêu thương của mình, người mà ngày ngày gắn bó “đầu ấp tay gối”, cùng nhau vượt qua mọi sóng gió cuộc đời nhưng có đôi lúc bực tức, giận dỗi đã nặng lời, trách móc.

    Bùi Đình Văn thể hiện tình cảm với người vợ yêu quý: “ Vợ là nhất ! Vợ ơi ,vợ ơi, dành cho em tất cả chẳng nói được nên lời”.

    “Vợ là tất cả! Chồng xin lỗi đã nặng lời với vợ”, một người chồng đã tag tên vợ và gửi lời xin lỗi chân thành.

    “Hãy yêu thương và trân trọng người phụ nữ của mình thật nhiều nhé”, Khai Dinh nhắn nhủ mình và tất cả các ông chồng.

    Một ông chồng đưa ra lời khuyên: “Muốn sống yên lành cơm ngon canh ngọt cửa nhà ấm êm thì đọc đi rồi tự quyết nha các ông”.

    Facebooker Đàn Bầu nhận xét bài thơ là “một đúc kết hay, càng nghẫm càng thấy đúng. Cảm ơn tác giả đã có bài thơ hay đầy ý nghĩa mà mỗi người đàn ông chúng ta cần phải nghe và thấm thía những lẽ đời mà thường ngày đang ở cùng với chúng ta mà ta chưa nhận thấy”.

    Nhiều phụ nữ cũng đã lên tiếng cho rằng bài thơ viết về mình rất đúng: “Bài thơ hay, sát thực tế. Tác giả phải là người thấu hiểu, thương vợ, thông cảm với vợ, thông cảm với phụ nữ thì mới làm được những áng thơ hay đến vậy. Tôi tuy là phụ nữ nhưng rất thích lời "mỉa mai" đáng yêu của bạn”.

    Facebooker Hổ Giấy cũng không phủ nhận tầm quan trọng của mình và những người vợ khác nhưng cho rằng vai trò của vợ trong gia đình hiện vẫn chưa được đánh giá đúng tầm trong mắt nhiều ông chồng: “Cánh đàn ông ai cũng thuộc bài này thì chị em phụ nữ chúng ta được nhờ”.

    [​IMG]


    Một số lời trách móc những ông chồng còn chưa biết yêu thương và tôn trọng vợ


    Theo đó, Khiết Linh chỉ ra một thực tế đáng buồn: “Thế gian này còn nhiều người vợ bị chồng hành hạ, đánh đập, nhục mạ, coi khinh.Thật đáng thương!”.

    “Những kẻ đó trái tim đặt ở trên đầu chăng?”, Nguyet Minh trách móc ông chồng có tính phản bội , lừa dối vợ con.

    Bài thơ hài hước, dí dỏm đưa lại những phút giây thư giãn nhưng cũng như một lời nhắc nhở cánh mày râu về vai trò mà những người vợ, người phụ nữ xưa nay được gọi với cái tên “chân yếu tay mềm” đang đảm đương. Người phụ nữ thời nay không chỉ lao động sản xuất kiếm thêm thu nhập mà còn phải chu tất công việc nhà, việc làm mẹ với các con như một “sứ mệnh” bắt buộc.

    Còn các ông chồng, thỏa sức tự ban phát cho mình cái gọi là “quyền” được miễn trừ những công việc “đàn bà” ấy. Điều này vô tình đã làm cho cuộc sống vợ chồng, gia đình thiếu đi sự gắn bó, chia sẻ.

    Theo Afamily

Chia sẻ trang này