Event hot

Nhanh tay nạp ngay Gold chơi !

“Mê hồn trận”

Thảo luận trong 'Điểm Báo Hàng Ngày' bắt đầu bởi Tầm Sư, 5 Tháng năm 2015.

  1. Tầm Sư

    Tầm Sư Trung Tướng

    Nhập nhèm thông tin trên hàng hoá - sản phẩm:
    Người tiêu dùng lạc vào “mê hồn trận”

    [​IMG]
    Người tiêu dùng rất khó để lựa chọn sản phẩm hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Bất chấp việc Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản dưới luật quy định người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, nhưng trên thực tế, người tiêu dùng vẫn bị lạc vào “mê hồn trận” và gánh chịu rủi ro vì thiếu thông tin, thông tin không chính xác khi lựa chọn sản phẩm, khiến tiền mất, tật mang.


    Thách thức

    Tại hội thảo “Dinh dưỡng lành mạnh và Quyền được thông tin của người tiêu dùng” do Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Kênh truyền hình O2TV phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASTAS - nêu thực trạng: Hiện người tiêu dùng (NTD) đang bị “bủa vây” bởi rất nhiều thông tin không trung thực, được người bán quảng cáo trên nhãn mác, bao bì sản phẩm gây nhầm lẫn.

    Nhiều vụ việc NTD do mua phải thực phẩm giả, không an toàn dẫn đến tử vong như ăn phải xôi gấc giả, rượu giả... Hoặc NTD do thiếu kiến thức, ăn nhầm phải nấm độc, cá nóc. Một số vụ do lạm dụng rượu, bia (theo ước tính nam giới bình quân tiêu thụ mỗi năm 27,4 lít bia, gấp hơn 4 lần mức trung bình của thế giới), dẫn đến những tai nạn giao thông đáng tiếc.

    Đặc biệt trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), nhiều vụ thực phẩm không đảm bảo chất lượng như sữa nhiễm melamine có nguồn gốc Trung Quốc, thạch rau câu có chất phụ gia chứa chất DEHT, hạt trân châu có chứa axit maleic (chất gây suy thận) có nguồn gốc Đài Loan (Trung Quốc); hàng chục tấn thực phẩm chức năng giả; thịt bò Australia, Canada hết hạn sử dụng... đã dẫn đến nhiều hệ luỵ.

    Mặc dù, quyền được thông tin của NTD đã được pháp luật bảo hộ và ai vi phạm sẽ bị xử phạt, nhưng dường như chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe khi lợi nhuận từ việc quảng cáo bất chính đã làm mờ mắt các đối tượng, và kết cục NTD gánh đủ.

    Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng cho biết, thực trạng các quảng cáo trá hình là có, nhiều chương trình khuyến mãi được quảng cáo trên truyền hình nhưng thông tin không rõ ràng, thiếu tên, địa chỉ liên hệ của người bán, hình ảnh minh hoạ, tên gọi của sản phẩm dễ gây nhầm lẫn với hàng hoá, dịch vụ khác, thổi phồng hơn so với sự thật, thông báo là khuyến mãi đến 50%, nhưng khi NTD hỏi ra thì chỉ có một số sản phẩm đã lỗi mốt, có lỗi mới khuyến mãi, còn đa số thì không...

    Cục Quản lý cạnh tranh đã phải kết nối ngay đường dây nóng để nhận phản hồi các khiếu nại của NTD để kịp thời xử lý, nhưng đa phần nhiều vụ việc, NTD không phản hồi nên cục không có căn cứ để xử phạt.

    Người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ

    Ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Bộ KHCN) - đưa ra giải pháp: Để đảm bảo quyền được cung cấp thông tin của NTD thì bản thân các DN sản xuất, nhập khẩu phải ý thức được trách nhiệm về việc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định.

    Điều này sẽ minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn, chất lượng, khối lượng của hàng hóa, đảm bảo được sự cạnh tranh lành mạnh, tránh gian lận thương mại.

    Về phía NTD, cần biết tự bảo vệ mình như lựa chọn hàng hóa tuân thủ quy định của pháp luật về chất lượng, nhãn hàng hóa, không mua và sử dụng những hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, tạo “cầu” không lành mạnh để các cơ sở “cung” hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái có “đất sống”...

    Việc nói “không” với hàng kém chất lượng, dù giá rẻ cũng chính là bảo vệ quyền lợi NTD. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, ông Tuấn cho rằng, cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng, nhãn hàng hóa, công bố các thông tin cảnh báo chất lượng theo quy định của pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng để bảo vệ quyền lợi NTD.

    Chế tài xử phạt các hành vi gian lận trong thương mại hàng hoá cũng cần nghiêm minh để có tác dụng răn đe. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Luật BVNTD Hàn Quốc quy định xử lý hình phạt ở mức cao nhất phạt tù 3 năm hoặc phạt tiền lên tới 90.000USD với các vi phạm ghi sai nhãn mác hàng hoá, ngoài ra chủ kinh doanh còn bị đình chỉ kinh doanh nếu vi phạm lặp lại hoặc không tiền hành các biện pháp khắc

    Theo Lao Động

Chia sẻ trang này